Tiềm kiếm đề tài:
Mã:  Tên:  Lĩnh vực: 
Chủ nhiệm:  Cơ Quan chủ quản:   Cơ Quan chủ trì: 
Năm thực hiện:  Trạng thái: 
DANH SÁCH DỰ ÁN KHOA HỌC
 
 
Lĩnh vực
AreaName
 
 
ID
Dự án
Lĩnh vực
Cơ quan chủ trì
Chủ nhiệm đề tài
Từ ngày
Đến ngày
Từ ngày
Đến ngày
Nghiệm thu
Mục tiêu
Kết quả
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lĩnh vực: Khoa học nông nghiệp (Displaying 10 of 78 records - This group is continued on the next page)
 
193
DA-04-07-2018
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chiết xuất tinh dầu từ nguồn dược liệu Ngũ trảo tạo sản phẩm đặc trưng cho huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận
Khoa học nông nghiệp
Công ty cổ phần Dược và Vật tư y tế Bình Thuận
Dương Thúc Huy
09/2018
9/30/2018 4:09:46 PM
03/2022
3/2/2022 4:09:46 PM
08/2023
8/30/2023 4:21:21 PM
08/2023
8/30/2023 4:21:21 PM
- Mục tiêu chung:
+ Sản xuất các sản phẩm đặc trưng phục vụ du lịch, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Phú Quý, Bình Thuận dựa trên khai thác nguồn nguyên liệu ngũ trảo và khai thác sản phẩm tinh dầu.
+ Ứng bộ khoa học kỹ thuật nâng cao giá trị cây dược liệu đặc trưng tại Phú Quý, Bình Thuận.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu nguyên liệu ngũ trảo tại huyện Phú Quý nhằm khảo sát, đánh giá vùng nguyên liệu và định hướng xây dựng chỉ dẫn địa lý Phú Quý để thương mại hóa và phục vụ du lịch.
+ Tiêu chuẩn hóa nguyên liệu dựa trên các chỉ tiêu thực vật học, hóa thực vật, sinh học nhằm xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở.
+ Chuyển giao và hoàn thiện quy trình công nghệ thu hái, sơ chế bảo quản nguyên liệu; quy trình công nghệ ly trích tinh dầu thô giúp các hộ dân Phú Quý tự sản xuất tinh dầu thô phục vụ du khách đến Phú Quý và cung cấp nguyên liệu tinh dầu thô cho bào chế các sản phẩm dược.
+ Chuyển giao và hoàn thiện quy trình công nghệ ly trích tinh dầu thô, bào chế tinh dầu tinh để PHAPHARCO sản xuất tinh dầu thương mại và các sản phẩm khác từ tinh dầu ngũ trảo.
+ Hoàn thiện các quy trình công nghệ bào chế các dạng thực phẩm chức năng từ tinh dầu ngũ trảo nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị cây dược liệu ngũ trảo Phú Qúy.
- 06 quy trình công nghệ, gồm:
+ Quy trình kỹ thuật phân loại thu hái nguyên liệu (xác định cây và mẫu lá trưởng thành,về độ tuổi, kích thước, cách thức cắt tỉa);
+ Quy trình công nghệ sơ chế và bảo quản nguyên liệu;
+ Quy trình công nghệ ly trích tinh dầu thô quy mô nông hộ và quy mô pilot;
+ Quy trình công nghệ bào chế tinh dầu tinh từ tinh dầu thô;
+ Quy trình đánh giá thành phần hóa học của tinh dầu;
+ Quy trình điều chế cao cồn thô từ bã lá sau ly trích tinh dầu;
- Bộ tiêu chuẩn cơ sở:
+ Bộ tiêu chuẩn cở sở của nguyên liệu lá ngũ trảo Phú Quý;
+ Bộ tiêu chuẩn của tinh dầu thô;
+ Bộ tiêu chuẩn của tinh dầu thành phẩm;
+ Bộ tiêu chuẩn cơ sở các sản phẩm thực phẩm chức năng: 03 dạng sản phẩm (viên ngậm, siro và kem xoa chống muỗi);
- 01 mô hình sản xuất tinh dầu quy mô nông hộ (2 hộ tham gia).
-  Sản phẩm dược:
+ Tinh dầu ngũ trảo tinh chế (tinh dầu thương mại và sử dụng làm nguyên liệu) sử dụng trực tiếp: 1.000 chai x 30 ml/chai;
+ Viên ngậm hỗ trợ điều trị ho, viêm họng (thực phẩm chức năng) từ tinh dầu ngũ trảo: 35.000 viên x 1gam/viên;
+ Si rô hỗ trợ điều trị ho, viêm họng (thực phẩm chức năng): 2.200 gói x 5 ml/gói, 250 chai x 60 ml/chai;
+ Kem thoa đuổi muỗi, trị muỗi, kháng viêm: 1.300 tuýp x 20 g/tuýp.
+ Cao cồn thô định hướng xây dựng thực phẩm chức năng: 50 kg
- Bộ hồ sơ đăng ký lưu hành 4 sản phẩm: tinh dầu thương mại; thực phẩm chức năng gồm viên ngậm, siro hỗ trợ điều trị ho và kem xoa đuổi muỗi.
- 03 quy trình công nghệ bào chế các sản phẩm thực phẩm chức năng: viên ngậm, siro điều trị ho và kem xoa đuổi muỗi.
192
DA-02-01-2018-A
Ứng dụng đèn LED nâng cao hiệu quả khai thác hải sản (đối với nghề chụp mực bốn tăng gông, vây, câu, mành) trên tàu đánh bắt hải sản tỉnh Bình Thuận
Khoa học nông nghiệp
Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Nguyễn Đoàn Quốc Anh
09/2018
9/30/2018 3:45:45 PM
03/2021
3/2/2021 3:45:45 PM
09/2018
9/1/2018 12:00:00 AM
08/2020
8/1/2020 12:00:00 AM
- Mục tiêu chung:
Ứng dụng đèn LED mới thay thế đèn siêu để nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả khai khác hải sản 05 nghề: chụp mực bốn tăng gông, câu mực, vây rút chì, mành chà và pha xúc trên địa bàn Bình Thuận.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xây dựng quy trình lắp đặt, thiết kế sử dụng và vận hành hệ thống đèn LED mới phù hợp cho 05 nghề: chụp mực bốn tăng gông; vây; câu; mành; pha xúc nhằm nâng cao hiệu quả khai thác.
+ Xây dựng 05 mô hình khai thác hải sản có sử dụng đèn LED đối với 05 nghề chụp mực bốn tăng gông; vây; câu; mành; pha xúc trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, mỗi nghề 01 mô hình.
+  Đánh giá chỉ số hao phí nhiên liệu giảm; tuổi thọ đèn LED; hiệu quả khai thác; chất lượng hải sản khi ứng dụng hệ thống đèn LED mới trang bị cho 05 mô hình: chụp mực bốn tăng gông; câu mực; vây rút chì; mành chà và pha xúc.
+ Tập huấn cho ngư dân Bình Thuận về quy trình sử dụng đèn LED có hiệu quả, đồng thời đề xuất phương án nhân rộng 05 mô hình này.
05 quy trình, gồm:
1. Quy trình khai thác hải sản đối với tàu có thiết kế sử dụng đèn LED hành nghề chụp mực bốn tăng gông
2. Quy trình khai thác hải sản đối với tàu có thiết kế sử dụng đèn LED hành nghề vây rút chì
3. Quy trình khai thác hải sản đối với tàu có thiết kế sử dụng đèn LED hành nghề câu mực
4. Quy trình khai thác hải sản đối với tàu có thiết kế sử dụng đèn LED hành nghề mành chà
5. Quy trình khai thác hải sản đối với tàu có thiết kế sử dụng đèn LED hành nghề pha xúc
Mô hình chụp mực bốn tăng gông có sử dụng đèn LED
Mô hình câu mực có sử dụng đèn LED
Mô hình  vây rút chì có sử dụng đèn LED
Mô hình  mành chà có sử dụng đèn LED
Mô hình pha xúc có sử dụng đèn LED
Sổ tay hướng dẫn sử dụng đèn LED mới trên tàu khai thác hải sản kết hợp ánh sáng
190
NTMN.DA.TW.30-2012
Xây dựng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh trên nền than bùn và phụ phẩm nông nghiệp tại tỉnh Bình Thuận
Khoa học nông nghiệp
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận
Nguyễn Hoàng Nhân
04/2012
4/11/2012 11:04:33 AM
03/2015
3/11/2015 11:04:33 AM
11.1. Mục tiêu chung:
- Tiếp nhận và làm chủ công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ nguồn than bùn và phế phụ phẩm nông nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp của tỉnh;
- Tăng hiệu quả sử dụng nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Góp phần đáp ứng được nhu cầu phân hữu cơ vi sinh tại chỗ cho nông dân trong tỉnh.
- Hướng nông dân đến một nền sản xuất nông nghiệp bền vững phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH và định hướng phát triển ngành nông nghiệp của Tỉnh.
11.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hình thành được một xưởng sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh bán tự động sử dụng được nguồn nguyên liệu than bùn, phế thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp tại Khu thực nghiệm công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng TBKHCN Bình Thuận, công suất từ 10.000-15.000tấn/năm;
- Sản xuất thử nghiệm 300 tấn phân hữu cơ vi sinh tại Trung tâm, đạt yêu cầu chỉ tiêu chất lượng phân bón theo công nghệ của công ty Fitohoocmon đã được Bộ NN&PTNT cấp phép.
- Nông dân sử dụng phân hữu cơ vi sinh cho thanh long (45 ha) và rau màu (05 ha) đạt hiệu quả.
- Đào tạo một đội ngũ kỹ thuật viên có khả năng vận hành dây chuyền sản xuất của xưởng.
Đã hoàn thành việc tiếp nhận và làm chủ 9 quy trình công nghệ liên quan. Bao gồm: 5 quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ nguồn than bùn và phụ phẩm nông nghiệp và 4 quy trình công nghệ sản xuất và ứng dụng 4 chủng vi sinh: Azotobacter sp; Streptomyces sp; Trichoderma sp; Bacillus sp.
Đã hoàn thành việc đào tạo 7/6 kỹ thuật viên cơ sở nắm vững được công nghệ chuyển giao để triển khai dự án. Đây là những hạt nhân quan trọng đảm bảo cho việc duy trì và nhân rộng kết quả dự án sau này.
Đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm, lắp đặt máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất.
Đã hoàn thành việc xây dựng mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh trên nền than bùn và phụ phế phẩm nông nghiệp. Đã tổ chức sản xuất 300 tấn phân hữu cơ vi sinh đạt các chỉ tiêu về chất lượng như hàm lượng NPK theo tỉ lệ % là 3-2-2; hàm lượng hữu cơ đạt 15%, Acid humic đạt 0,5%, các chủng men vi sinh vật về cố định đạm, phân giải lân, xenlulo, đối kháng.
Công suất nhà máy theo thiết kế lý thuyết là từ 10.000 – 12.000 tấn/năm. Tuy nhiên thực tế khó đạt được công suất này vì trong thời gian thực hiện dự án, năng suất chỉ đạt được khoảng 8 tấn/ngày, tương đương khoảng 2000 tấn/năm.
Đã hoàn thành việc giới thiệu và đánh giá hiệu quả sản phẩm phân hữu cơ vi sinh được sản xuất từ dự án thông qua việc kiểm mẫu và xây dựng 2 mô hình ứng dụng phân hữu cơ vi sinh cho sản xuất cây thanh long với quy mô 74,2 ha và cây rau với quy mô 5,71 ha.
Đã hoàn thành việc tổ chức 02 hội thảo đầu bờ, 02 lớp tập huấn cho 170 nông dân để phổ biến, trao đổi kinh nghiệm với nông dân.
188
NTMN.DA.TW.35-2013
Xây dựng mô hình nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô và trồng thâm canh chuối già lùn tại tỉnh Bình Thuận
Khoa học nông nghiệp
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận
KS. Lê Thị Bích Uyển
04/2013
4/11/2013 10:55:29 AM
03/2016
3/11/2016 10:55:29 AM
1. Mục tiêu chung
Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng được mô hình nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô và trồng thâm canh chuối già lùn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đào tạo được 06 kỹ thuật viên của Trung tâm nắm vững các quy trình công nghệ chuyển giao từ Viện Sinh học Nhiệt đới. Sản xuất được 14.000 cây chuối già lùn nuôi cấy mô đạt tiêu chuẩn cây giống tại Trung tâm để cung cấp cho mô hình.
- Nâng cao kiến thức cho các hộ nông dân tham gia mô hình về kỹ thuật thâm canh chuối già lùn nuôi cấy mô tại xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc.
  - Xây dựng thành công mô hình và chuyển giao quy trình trồng, thâm canh cây chuối già lùn bằng giống nuôi cấy mô với tổng diện tích 5 ha, năng suất tăng 15-20% so với năng suất chuối bình quân của tỉnh, góp phần tăng thu nhập cho đồng bào xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc.
- Tiếp nhận và làm chủ được 09 quy trình công nghệ.
- Đào tạo được 06 kỹ thuật viên của Trung tâm nắm vững các quy trình công nghệ.
- Sản xuất được 14.000 cây chuối già lùn nuôi cấy mô đạt tiêu chuẩn cây giống tại Trung tâm để cung cấp cho mô hình. Ngoài ra còn sản xuất thêm khoảng 4000 cây để cung cấp cho người dân nhân rộng mô hình.
- Xây dựng thành công mô hình nhân giống nuôi cấy mô chuối già lùn, quy mô gần 20.000 cây/năm (tăng gần 5000 cây so với yêu cầu của đề cương), tỉ lệ sống đạt 98% và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của địa phương.
- Xây dựng thành công mô hình và chuyển giao quy trình trồng, thâm canh cây chuối già lùn bằng giống nuôi cấy mô với tổng diện tích 5 ha.
- Tổ chức 06 lớp tập huấn cho các hộ nông dân tham gia mô hình về kỹ thuật thâm canh chuối già lùn nuôi cấy mô tại xã La Dạ, tăng 04 lớp so với hợp đồng.
- Tổ chức 03 hội thảo đầu bờ tại xã La Dạ và tại huyện Tuy Phong để nhân rộng mô hình, tăng 01 hội thảo so với hợp đồng.
- Hình thành tại tỉnh Bình Thuận một cơ sở sản xuất cây chuối giống bằng công nghệ nuôi cấy mô.
- Do phải gấp rút nghiệm thu nên chuối thương phẩm thu hoạch thực tế tính đến thời điểm nghiệm thu là 75,3 tấn, đạt khoảng 50,2% so với hợp đồng.
187
NTMN.DA.TW.29-2012
Xây dựng mô hình chăn nuôi bò, heo và gà thịt an toàn sinh học phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận
Khoa học nông nghiệp
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận
Huỳnh Tấn Phát
04/2012
4/11/2012 10:49:29 AM
09/2015
9/11/2015 10:49:29 AM
1. Mục tiêu chung
- Ứng dụng công nghệ chăn nuôi bò thịt, heo thịt và gà thịt theo hướng an toàn sinh học góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi;
- Góp phần chuyển đổi dần tập quán chăn nuôi cũ, lạc hậu sang phương thức chăn nuôi mới, an toàn; hướng người dân đến một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, đáp ứng chiến lược phát triển ngành chăn nuôi của Tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
- Hình thành tại Khu thực nghiệm Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng TBKHCN Bình Thuận các mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, cụ thể như sau:
+ Mô hình chăn nuôi bò thịt theo hướng an toàn sinh học quy mô 20 con;
+ Mô hình trồng cỏ VA-06 phục vụ chăn nuôi bò quy mô 1 ha;
+ Mô hình chăn nuôi heo thịt theo hướng an toàn sinh học quy mô 200 con;
+ Mô hình Biogas để xử lý chất thải, tạo khí đốt, thắp sáng, sưởi ấm chuồng trại, quy mô 40m3;
+ Mô hình chăn nuôi gà thịt theo hướng an toàn sinh học quy mô 1.000 con.
- Đào tạo kỹ thuật viên có đủ kỹ năng quản lý và làm chủ công nghệ để chuyển giao nhân rộng mô hình.
- Xây dựng được các mô hình chăn nuôi bò, heo và gà thịt theo hướng an toàn sinh học tại Khu thực nghiệm Công nghệ sinh học; 01 mô hình trồng cỏ voi VA-06 quy mô 1 ha phục vụ nuôi bò; 01 mô hình Biogas 40m3 để xử lý chất thải.
- Đào tạo được 08 kỹ thuật viên triển khai dự án đáp ứng công tác chuyển giao, nhân rộng mô hình theo nhu cầu của người dân tại địa phương và các địa bàn lân cận.
- Tiếp nhận và áp dụng có hiệu quả 09 quy trình được chuyển giao phục vụ cho việc chăn nuôi heo, bò, gà theo hướng an toàn sinh học.
- Hơn 08 cán bộ của Trung tâm làm chủ được công nghệ và có thể chuyển giao cho bà con trên địa bàn toàn tỉnh.
- Biên soạn được 351 cuốn sổ tay hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò, heo và gà thịt theo hướng an toàn sinh học.
- Tổ chức 4 lớp tập huấn và 3 cuộc hội thảo đầu bờ, trao đổi kinh nghiệm cho 351 lượt người dân tại thành phố Phan Thiết, huyện Bắc Bình, huyện Hàm Tân, Tánh Linh và thị xã Lagi vượt chỉ tiêu so với đề cương được duyệt. Nâng cao nhận thức của người dân về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hình thành thói quen ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập.
186
2013/HĐ-ĐTKHCN
Thử nghiệm trồng rừng ngập măn trong các điều kiện khác nhau trên địa bàn huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận
Khoa học nông nghiệp
Trạm Nông lâm nghiệp Phú Quý
KS. Phạm Đình Tuấn Anh
08/2013
8/11/2013 9:49:10 AM
10/2015
10/11/2015 9:49:10 AM
- Hình thành 02 ha diện tích rừng ngập mặn trên các bãi đá ven bờ biển huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống biến đổi khí hậu, ngăn chặn các cơn sóng lớn, thuỷ triều dâng cao.
- Chọn được một số loài cây có thể trồng trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên và có khả năng chịu đựng được sóng và gió biển. Xác định được kỹ thuật gây trồng các loài cây lựa chọn phù hợp với độ mặn nước biển tại Đảo Phú Quý.
Đề tài đã gieo ươm được 15.000 cây ngập mặn, trồng 02 ha rừng với 3 loài cây đước, đưng và mắm biển.
Các phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng trong đề tài phù hợp với mục tiêu và các nội dung nghiên cứu.
Đề tài có giá trị khoa học và thực tiễn cao. Nhiều năm qua, các nghiên cứu về gieo ươm và trồng rừng ngập mặn trong nước và trên thế giới là khá phong phú. Tuy nhiên, trong điều như các bãi đá nền cát, sỏi và vụn san hô ven biển đảo như Phú Quý thì chưa có nhiều. Do vậy, với kết quả nghiên cứu này đã phần nào góp phần bổ sung, cung cấp thông tin khoa học về nghiên cứu gieo ươm và trồng rừng ngập mặn trong điều kiện của biển, đảo.
Đây là cơ sở khoa học để làm căn cứ đề xuất triển khai nhiều nghiên cứu, định hướng đầu tư phát triển rừng ngập mặn trong điều kiện biển đảo trong thời gian đến.
Đề tài đã góp phần nâng cao trình độ nghiên cứu của những cá nhân tham gia thực hiện.
Đề tài có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt đối với huyện Đảo Phú Quý. Khi diện tích rừng ngập mặn được hình thành sẽ tăng độ tán che phủ, đảm bảo chức năng phòng hộ, chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng biển, điều hòa khí hậu
183
ĐT-04-2016
Bảo tồn nguồn gen, tư liệu hóa và đánh giá sơ bộ nguồn gen  cây mãng cầu ta Bình Thuận
Khoa học nông nghiệp
Viện nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố
ThS. Đặng Minh  Tâm
01/2017
1/8/2017 2:21:23 PM
12/2019
12/8/2019 2:21:23 PM
a) Mục tiêu chung:
- Lưu giữ, bảo tồn nguồn gen mãng cầu ta phù hợp với điều kiện Bình Thuận
từ kết quả của đề tài đã nghiệm thu  “Sưu tầm, bình tuyển giống và hoàn thiện quy
trình canh tác cho cây mãng cầu ta tỉnh Bình Thuận”.
b) Mục tiêu cụ thể:
2
-  Bảo tồn  an toàn các nguồn gen hiện có theo đúng đặc điểm sinh học: 03
dòng/giống và 20 cây đầu dòng của giống mãng cầu ta  MC02 chọn lọc được từ đề
tài đã nghiệm thu “Sưu tầm, bình tuyển giống và hoàn thiện quy trình canh tác cho
cây mãng cầu ta tỉnh Bình Thuận”;
- Đánh giá sơ bộ, chi tiết và tư liệu hóa cho 20 cây đầu dòng của giống mãng
cầu ta MC02 chọn lọc được từ đề  tài đã nghiệm thu “Sưu tầm, bình tuyển giống và
hoàn thiện quy trình canh tác cho cây mãng cầu ta tỉnh Bình Thuận”;
-  Xây dựng mô hình sản xuất giống từ nguồn gen mãng cầu ta hiện có đáp
ứng yêu cầu sản xuất của nông dân trong tỉnh.
177
03-2.9-2013
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng một số cây trồng cạn trên vùng đất cát huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận
Khoa học nông nghiệp
Trung tâm Khuyến Nông khuyến ngư Bình Thuận
Nguyễn Tấn Trinh
08/2013
8/7/2013 11:47:40 PM
07/2015
7/7/2015 11:47:40 PM
- Đánh giá thực trạng và xác định những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp tại huyện đảo Phú Quý.
  - Xây dựng mô hình thâm canh; mô hình xen canh của một số cây trồng: đậu phộng, khoai mì, bắp nếp nù, mãng cầu ta đạt hiệu quả kinh tế cao (năng suất tăng 30- 50% so với đối chứng cây trồng của nông dân) trên vùng đất cát huyện đảo.
  - Tăng năng suất cây đậu phộng, cây khoai mì, cây mãng cầu, cây bắp nếp nù từ 15- 25% so với trước khi thực hiện đề tài, trên phạm vi toàn huyện.
  - Đào tạo khuyến nông viên cơ sở và nông dân chủ chốt tại địa phương
Mô hình thâm canh, mô hình xen canh của nột số cây trồng: đậu phộng, khoai mì, bắp nếp nù, mãng cầu ta đạt hiệu quả kinh tế cao năng suất đậu phộng HL25 đạt 20,20 tạ/ha, tăng 79,50% so với đối chứng (11,25tạ/ha), năng suất khoai mì KM98-1 đạt 212,60 tạ/ha, tăng 51,70% so với đối chứng (140,10 tạ/ha) và năng suất mãng cầu ta đạt 45 tạ/ha trên vùng đất cát của huyện đảo.
Tăng năng suất đậu phộng, cây khoai mì, cây mãng cầu, cây bắp nếp nù từ 50– 79% so với trước khi thực hiện đề tài, trên phạm vi toàn huyện.
      Đào tạo được 10 khuyến nông viên cơ sở và nông dân chủ chốt tại địa phương, đáp ứng được nhu cầu của người dân và phát huy hiệu quả trong công tác chuyển giao và nhân rộng mô hình.
          Đề tài đã hoàn thiện 6 quy trình canh tác cho huyện đảo Phú Quý
Quy trình thâm canh đậu phộng trên vùng đất cát;
Quy trình thâm canh cây khoai mì trên vùng đất cát gò đồi;
Quy trình xen canh đậu phộng và khoai mì trên đất cát;
Quy trình xen canh đậu phộng và bắp nếp nù trên vùng đất cát;
Quy trình bón phân cho cây mãng cầu ta trên đất gò đồi;
Quy trình chăm sóc tổng hợp cho cây mãng cầu ta trên đất gò đồi
176
03 – 2.9 - 2013
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng một số cây trồng cạn trên vùng đất cát huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận
Khoa học nông nghiệp
Trung tâm Khuyến Nông khuyến ngư Bình Thuận
Nguyễn Tấn Tring
- Đánh giá thực trạng và xác định những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp tại huyện đảo Phú Quý.
  - Xây dựng mô hình thâm canh; mô hình xen canh của một số cây trồng: đậu phộng, khoai mì, bắp nếp nù, mãng cầu ta đạt hiệu quả kinh tế cao (năng suất tăng 30- 50% so với đối chứng cây trồng của nông dân) trên vùng đất cát huyện đảo.
  - Tăng năng suất cây đậu phộng, cây khoai mì, cây mãng cầu, cây bắp nếp nù từ 15- 25% so với trước khi thực hiện đề tài, trên phạm vi toàn huyện.
  - Đào tạo khuyến nông viên cơ sở và nông dân chủ chốt tại địa phương
175
03 – 2.5 - 2014
Nghiên cứu đánh giá mức độ gây hại của dịch hại chính trong vườn thanh long có phủ lạc dại tại huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận
Khoa học nông nghiệp
Chi cục bảo vệ thực vật Bình Thuận
Trần Minh Tiến
03/2014
3/7/2014 11:40:01 PM
09/2015
9/7/2015 11:41:33 PM
- Điều tra, đánh giá được thành phần sâu bệnh hại, các loại côn trùng có ích, có hại… ở thảm phủ cây lạc dại trong vườn trồng thanh long.
- Đánh giá được lợi ích, mức độ gây hại, lây lan ảnh hưởng của thành phần sâu bệnh hại, các loại côn trùng có ích, có hại…đã điều tra được đối với cây thanh long.
- Có kết luận chính thức (có cơ sở khoa học) khi trồng phủ lạc dại dưới gốc thanh long sẽ có lợi hay có hại, nhất là về vấn đề sâu bệnh hại từ đó tuyên truyền, khuyến cáo cho người trồng thanh long áp dụng
- Đề tài có giá trị khoa học khá cao, nhiều lợi ích mang lại khi trồng lạc dại trong vườn thanh long, làm cơ sở khoa học để các hộ dân trồng thanh long tại Bình Thuận lựa chọn.
- Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi tập quán canh tác, thay rơm phủ gốc bằng việc trồng lạc dại nhưng vẫn đảm bảo năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, thu hút được thiên địch để chống lại các sâu bệnh hại. Do đó, khả năng ứng dụng của đề tài vào thực tiễn là rất cao
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Records per page:
1
|
2
|
3
|
4
|
5
Records: 1 - 10 of 78 - Pages: