Tiềm kiếm đề tài:
Mã:  Tên:  Lĩnh vực: 
Chủ nhiệm:  Cơ Quan chủ quản:   Cơ Quan chủ trì: 
Năm thực hiện:  Trạng thái: 
DANH SÁCH DỰ ÁN KHOA HỌC
 
 
Lĩnh vực
AreaName
 
 
ID
Dự án
Lĩnh vực
Cơ quan chủ trì
Chủ nhiệm đề tài
Từ ngày
Đến ngày
Từ ngày
Đến ngày
Nghiệm thu
Mục tiêu
Kết quả
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật (Displaying 10 of 25 records - This group is continued on the next page)
 
189
NTMN.DA.ĐP-01-2011
Ứng dụng công nghệ thu trữ nước mưa xây dựng mô hình nông lâm nghiệp kết hợp thủy lợi góp phần phòng chống sa mạc hóa vùng đất cát khô hạn ven biển tỉnh Bình Thuận
Khoa học kỹ thuật
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận
Nguyễn Hoàng Nhân
04/2011
4/11/2011 11:00:01 AM
04/2015
4/11/2015 11:00:01 AM
1. Mục tiêu chung
Khắc phục hạn hán và sa mạc hóa góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái vùng đất cát ven biển Bình Thuận.
2. Mục tiêu cụ thể
Ứng dụng được công nghệ thu trữ nước mưa trên đồi cát để cấp nước tưới bổ sung cho cây trồng trong mô hình nông lâm nghiệp kết hợp thủy lợi tại 6 xã vùng cát khô hạn thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và Tuy Phong.
Xây dựng 6 mô hình trình diễn các giải pháp khoa học công nghệ thu trữ nước và canh tác nông lâm kết hợp, mỗi mô hình có diện tích từ 1-3 ha.
Cán bộ và người dân địa phương nắm được các giải pháp khoa học công nghệ thông qua các hoạt động của dự án.                             
Xây dựng được 07 mô hình nông lâm nghiệp kết hợp thủy lợi trên địa bàn 3 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc. Vượt 01 mô hình so với hợp đồng.
Đã hoàn thành việc tiếp nhận và làm chủ 11/15 quy trình công nghệ liên quan triển khai cho các địa phương trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, còn 04 quy trình chưa thể triển khai do không chọn được hộ tham gia mô hình. 
Đã hoàn thành việc đào tạo 6 kỹ thuật viên là các hộ dân tham gia trong dự án (do Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường cấp giấy chứng nhận) nắm vững được công nghệ chuyển giao để triển khai dự án nhằm đảm bảo việc duy trì và nhân rộng kết quả dự án sau này.
Tổ chức 3 lớp tập huấn và 3 lớp hội thảo, trao đổi kinh nghiệm cho 183 lượt người dân tham gia. Vượt 33 người so với hợp đồng.
Cung cấp 200 cuốn sổ tay hướng dẫn xây dựng hồ thu trữ nước mưa, cách bố trí cây trồng và vận hành hệ thống.
Chuyển giao được những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc xây dựng các hệ thống thu trữ nước mưa để phục vụ sản xuất cho người dân.
Thông qua dự án đã xây dựng được các mô hình nông lâm nghiệp kết hợp thủy lợi để nông dân tham quan học tập và nhân rộng.
185
06/2015/ĐT-KHCN
Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển phù hợp với nghề cá tỉnh Bình Thuận
Khoa học kỹ thuật
Trường Đại học Nha Trang
TS. Trần Gia Thái
11/2015
11/8/2015 2:32:27 PM
10/2017
10/8/2017 2:32:27 PM
Mục tiêu tổng quát
          Xây dựng mô hình đội tàu khai thác hải sản trên biển phù hợp với nghề cá tỉnh Bình Thuận
Mục tiêu cụ thể
- Điều tra, khảo sát và đánh giá tình hình hoạt động của các Tổ khai thác hải sản trên biển của tỉnh Bình Thuận.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm duy trì và phát triển bền vững các Tổ đội khai thác hải sản trên biển của tỉnh Bình Thuận để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo của tổ quốc.
- Xây dựng mô hình và thiết kế mẫu tàu mẹ trong đội tàu mẹ - con phù hợp với nghề cá của tỉnh Bình Thuận
- Tăng cường công tác cứu nạn, cứu hộ khi tàu gặp sự cố trên biển
180
04/2015/ĐT-KHCN
Nghiên cứu chuẩn hoá và triển khai ứng dụng thực nghiệm giải pháp hệ thống phần mềm điện toán đám mây (cloud computing) mã nguồn mở cho Trung tâm Tích hợp Dữ liệu tỉnh
Khoa học kỹ thuật
Công ty Cổ phần Tin Học Giải pháp Tích hợp Mở
Lương Quang Tùng
07/2015
7/8/2015 2:09:05 PM
06/2016
6/8/2016 2:09:05 PM
- Chuẩn hóa và triển khai ứng dụng thực nghiệm hệ thống phần mềm điện toán đám mây (cloud computing) mã nguồn mở để mở rộng hạ tầng máy chủ trên cơ sở các máy chủ vật lý hiện có nhằm giảm thiểu khoản lớn chi phí đầu tư nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu về số lượng máy chủ cần để cài đặt vận hành các phần mềm ứng dụng hiện tại cũng như dự kiến đến năm 2020.
- Hiệu chỉnh phần mềm Cloud computing để có tính sẵn sàng cao, khả năng mở rộng máy chủ dễ dàng, quản lý thân thiện, truy cập từ xa, hệ điều hành mẫu phong phú, hệ thống sao lưu an toàn và tiện lợi, đăng lý và khởi tạo nhanh.
- Hệ thống Cloud computing được cài đặt tại Trung tâm THDL tỉnh, đã đưa vào vận hành đáp ứng:
+ Phần mềm quản lý Cloud Computing dưới dạng web-base.
+ Hệ thống bền vững, đáp ứng hiệu quả về yêu cầu dung lượng lưu trữ và khả năng xử lý nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về hiệu suất của hệ thống các máy chủ ứng dụng.
+ Hệ thống với khả năng mở rộng, độ tin cậy, tính sẵn sàng cực kỳ cao đảm bảo tốc độ phát triển, khả năng khôi phục, dự phòng trong trường hợp xảy ra hiểm họa.
+ Linh hoạt cho phép tối ưu hóa sử dụng tài nguyên hệ thống cũng như cung cấp, đáp ứng các yêu cầu thay đổi về kinh doanh.
+ Tập trung hóa quản lý; Đảm bảo tính đồng bộ và tính an toàn cao; Đảm bảo triển khai phần mềm cho các đơn vị nhanh chóng.
+ Tính sẵn sàng cao: Hệ thống có khả năng theo dõi rạng thái hoạt động của các server trong cloud, các đơn vị có thể tận hưởng lợi ích của hệ thống tự chuyển đổi giữa các máy chủ khi một trong các server vật lý gặp sự cố, không thể kết nối hay bảo trì.
+ Khả năng mở rộng dễ dàng: Nếu người dùng cần thêm tài nguyên cho server ảo hóa trong Cloud để sử dụng theo nhu cầu của mình, người dùng không cần thay đổi máy chủ vật lý, hệ thống có thể nâng cấp tiện lợi và nhanh chóng.
+ Quản lý thân thiện: Phần mềm Cloud có giao diện quản lý máy chủ trong Cloud thân thiện trên nền web 2.0 với đầy đủ các tính năng: reboot, power off, giám sát tài nguyên, back up, cài đặt lại máy chủ và các tính năng khác dễ dàng.
+ Truy cập từ xa: Quản trị phần mềm Cloud có thể thực hiện từ xa, mọi lúc mọi nơi; Máy chủ trong hệ thống Cloud có thể truy cập quản trị từ xa một cách dễ dàng như một máy chủ vậy lý (có thể truy cập từ xa: với linux có thể dùng ssh, với windows có thể remote destop).
+ Hệ điều hành mẫu phong phú: Máy chủ trong Cloud được cài đặt bằng các hệ điều hành dựng sẵn với tính năng phong phú, người quản trị có thể cài đặt một máy chủ nhanh chóng chỉ trong vài phút.
+ Hệ thống sao lưu: hệ thông sao lưu theo cơ chế snapshot giúp giảm thiểu thời gian và cung cấp tập tin ảnh đầy đủ về thông tin cấu hình và dữ liệu trên máy chủ, giúp người dùng có thể phục hồi máy chủ một cách an toàn và tiện lợi.
+ Đăng ký và khởi tạo nhanh: Việc đăng ký và khởi tạo một máy chủ trên phần mềm Cloud (máy chủ ảo) hoàn toàn tự động giúp người dùng tiết kiệm thời gian, chỉ cần khai báo thông tin cấu hình máy chủ ảo và dịch vụ phần mềm theo yêu cầu, hệ thống sẽ khởi tạo đúng theo yêu cầu của người dùng chỉ trong vài phút.
+ Giảm chi phí trong quá trình vận hành hoạt động hàng năm như:  mua thiết bị phần cứng, quản lý nguồn điện,  nguồn nhân lực vận hành hệ thống…
+ Cloud xây dựng thành một hệ thống quản lý tập trung, tự động hóa giúp giảm bớt chi phí cho việc vận hành giám sát. Quản lý tập trung, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin cho các đơn vị sử dụng tăng lên. Đồng thời các đơn vị khai thác cũng không phải tốn thời gian cho việc bảo trì, sửa chữa máy chủ của mình khi sử dụng Cloud tài trung tâm tích hợp dữ liệu. Số lượng máy chủ vật lý giảm, điện năng tiêu thụ ít hơn, chi phí đầu tư thấp hơn.
          + Đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu cao: Ổ cứng của máy ảo được sử dụng (load) từ hệ thống SAN nên độ an toàn dữ liệu cao khi một trong số các máy chủ vật lý xảy ra sự cố hỏng; các máy chủ ảo được đặt trong các vùng mạng khác nhau (Vùng DMZ, Server Farm…) nên độ bảo mật dữ liệu cao.
          - Tài liệu quy hoạch hạ tầng: Tài liệu quy hoạch máy chủ; Tài liệu quy hoạch về địa chỉ IP; Sơ đồ thiết kế chi tiết hạ tầng đám mây; Tài liệu tính năng được chuẩn hóa của phần mềm quản lý điện toán đám mây;
- Hướng dẫn chi tiết việc vận hành và sử dụng hệ thống Cloud Computing: Chi tiết, dễ hiểu
179
05/2015/ĐT-KHCN
Nghiên cứu xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân của tỉnh Bình Thuận
Khoa học kỹ thuật
Viện Nghiên cứu hạt nhân
Phạm Hùng Thái
01/2015
1/8/2015 1:59:04 PM
12/2015
12/8/2015 2:02:49 PM
- Xây dựng kế hoạch ƯPSCBXHN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (được Bộ KH&CN phê duyệt).
- Tăng cường năng lực quản lý an toàn bức xạ, hạt nhân cho các cán bộ có liên quan của các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể, các doanh nghiệp... trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
- Tăng cường nhận thức và năng lực ƯPSCBXHN cho các cán bộ có liên quan của các Sở, Ban, Ngành để từng bước xây dựng được đội ngũ nòng cốt cho công tác ƯPSCBXHN trên địa bàn Tỉnh.
- Thiết lập khả năng ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra sự cố bức xạ, hạt nhân, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất có thể sự thiệt hại đối với con người và môi trường.
- Báo cáo tổng quát về hiện trạng ứng dụng bức xạ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và công tác ƯPSC trên địa bàn tỉnh: Thống kê đầy đủ và đánh giá đúng hiện trạng các loại hình ứng dụng bức xạ; Các cơ sở bức xạ; Các loại nguồn, thiết bị bức xạ; Nhân viên bức xạ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; hiện trạng công tác ƯPSC trên địa bàn Tỉnh và khả năng huy động, phối hợp tham gia vào Kế hoạch ƯPSCBXHN. 
- Báo cáo phân tích, đánh giá các mối nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn tới sự cố BXHN tại Địa phương: Phân loại nhóm nguy cơ tương ứng với các loại hình cơ sở và công việc bức xạ theo các cấp độ, làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng Kế hoạch ƯPSCBXHN.
- Hồ sơ kế hoạch ƯPSCBXHN của Tỉnh Bình Thuận (đã được UBND tỉnh thông qua).
- Bộ các bài giảng chuyên đề tập huấn kiến thức chung và chuyên sâu về ƯPSCBXHN: Đã tổ chức đào tạo phổ biến kiến thức chung về ATBXHN; Sự cố BXHN; Các bài học kinh nghiệm, tổ chức ƯPSC; Các chuyên đề đào tạo chuyên sâu cho các tổ chức/cá nhân tham gia công tác ƯPSCBXHN trên đại bàn tỉnh.
- Quy chế ƯPSCBXHN của tỉnh Bình Thuận: Đảm bảo thống nhất chỉ huy của UBND Tỉnh, vai trò, trách nhiệm cụ thể của từng Sở, Ban, Ngành và Tổ chức liên quan; sự phối hợp giữa các Tổ chức trong Hệ thống; Đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của Quy chế.
- 03 kịch bản và quy trình về ƯPSC trong các tình huống ƯPSC đối với tình huống nguồn phóng xạ từ thiết bị NDT rơi và thất lạc; ƯPSC đối với tình huống nguồn phóng xạ hở I-131, P-32 bị phát tán (rơi vãi, rây bẩn ra môi trường) do tai nạn trong vận chuyển hoặc phát tán bụi phóng xạ do cháy nổ xảy ra tại các kho chứa monazit; Phát hiện nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát: Quy trình phù hợp.
- 02 khoá tập huấn cho cán bộ của các Tổ chức trong Tỉnh tham gia ƯPSCBXHN: Đạt chất lượng.
174
04/2012/HĐ/ĐTKHCN
Đặc điểm Khí hậu Thủy văn tỉnh Bình Thuận
Khoa học kỹ thuật
Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Trung Bộ
Nguyễn Tấn Hương
09/2012
9/7/2012 11:17:03 PM
02/2014
2/7/2014 11:17:10 PM
- Đánh giá tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh. Thống kê toàn bộ số liệu khí tượng, thủy văn, hải văn (từ năm 1977 - 2010);
- Nêu bật các đặc trưng khí hậu, thủy văn, qui luật phân bố, qui luật biến đổi phục vụ các ngành kinh tế, kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai;
- Nghiên cứu, đánh giá biến động các yếu tố khí hậu, thuỷ văn trong thời kỳ từ 1977 - 2010, dự tính biến động trong một, hai thập kỷ tới;
- Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu KTTV và lập bản đồ phân vùng khí hậu, thuỷ văn, khí hậu nông nghiệp;
- Đề xuất những biện pháp khai thác sử dụng bền vững tài nguyên khí hậu, thủy văn
- Đề tài đã phân tích, đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu về khí hậu thuỷ văn tỉnh Bình Thuận từ năm 1977 – 2013 (số liệu được cập nhật đến sát năm nghiệm thu) đây sẽ là nguồn tài liệu quý giá để tỉnh xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chương trình hành động trong tất cả các lĩnh vực trước tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- Đề tài đã phân được 05 tiểu vùng khí hậu, 05 tiểu vùng thủy văn, 10 tiểu vùng khí hậu nông nghiệp trên toàn lãnh thổ Bình Thuận tạo điều kiện thuận cho các ngành trong quá trình ứng dụng. Từ bản đồ phân vùng khí hậu thủy văn, đối chiếu với đặc tính thích nghi của từng giống cây trồng, vật nuôi, các nhà quản lý và các nhà làm nông nghiệp có thể dễ dàng chọn vị trí thích hợp nhất để sản xuất đạt hiệu quả cao, chọn vị trí hợp lý để xây dựng các công trình thủy lợi, phát triển thủy điện, công nghiệp, giao thông vận tải ...
166
08/2007/HĐ-KHCN
Nghiên cứu, đánh giá bước đầu tìm kiếm nước dưới đất ở độ sâu lớn hơn 80 mét và đề xuất giải pháp bảo vệ khai thác hợp lý tài nguyên nước cho huyện đảo Phú Qúy - tỉnh Bình Thuận
Khoa học kỹ thuật
Viện Địa lý Tài nguyên Tp.HCM
TS. Lê Ngọc Thanh
12/2007
12/9/2007 3:49:06 PM
06/2008
6/9/2008 3:40:26 PM
Nghiên cứu, tìm kiếm, đánh giá bước đầu các tầng chứa nước dưới đất ở độ sâu lớn hơn 80 mét phục vụ đề xuất giải pháp bảo vệ khai thác hợp lý tài nguyên nước cho huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận
Tài liệu đo từ trường đã phát hiện biểu hiện đứt gãy AA’ có phương tây bắc – đông nam ở phía bắc đảo và đứt gãy BB’ có phương đông bắc – tây nam đảo. Kết qủa này là yếu tố góp phần xác nhận sự tồn tại hai đứt gãy F3 và F5. Trên tuyến đo địa vật lý T1 đến T7 đều phát hiện các dị thường địa chấn và ảnh điện được minh giải là có liên quan với đới đập vỡ kiến tạo. Đây là một trong các cơ sở để xác định sự tồn tại và hoạt động của các đứt gãy, đồng thời đề nghị vị trí các hố khoan thăm dò và khai thác. Các CTHNL trẻ dần từ phía tây sang phía đông và thuộc một miền nguồn xuất sinh, chúng không có ý nghĩa về mặt cung cấp nước trên đảo. Hoạt động phun trào bazan diễn ra trong 3 đợt chính và giữa các đợt có khoảng thời gian ngừng nghỉ kéo dài. Các hoạt động phun trào bazan đã thành tạo nên các tầng chứa nước. Trong đó phụ tầng chứa nước khe nứt trong bazan nứt nẻ, có tuổi Pleistocen muộn, là nguồn cung cấp nước quan trọng hiện nay trên đảo.
Cấu trúc địa chất đảo Phú Qúy được đặc trưng bởi hai tầng cấu trúc chính sau: tầng cấu trúc móng tuổi trước Kainozoi theo các tài liệu địa vật lý hiện nay, cấu trúc móng tuổi trước Kainozoi có thành phần là các đá granit ở độ sâu cỡ 1500m; tầng cấu trúc chủ yếu lớp phủ Kainozoi, bề dày cỡ 1500m có thể chia ra các phụ tầng cấu trúc sau: phụ tầng cấu trúc chủ yếu trầm tích tuổi Miocen-Pliocen, phụ tầng cấu trúc trầm tích – phun trào bazan tuổi Đệ tứ. Phụ tầng cấu trúc trầm tích phun trào bazan tuổi Đệ tứ có ý nghĩa rất quan trọng về mặt cung cấp nước dưới đất trong thời gian tới trên đảo Phú Qúy. Trên đảo tồn tại 3 hệ thống đứt gãy có phương đông bắc – tây nam, tây bắc – đông nam và á kinh tuyến. Đây là các đới đập vỡ kiến tạo chứa nước dưới đất cũng có ý nghĩa quan trọng trong cung cấp nước trên đảo. Từ độ sâu 80m trở xuống bước đầu tìm kiếm đã xác định được 3 tầng chứa nước: tầng chứa nước khe nứt trong bazan nứt nẻ, tuổi Pleistocen muộn, thời sớm; tầng chứa nước lỗ hỏng trong tầm tích tuổi Pleistocen giữa - muộn; tầng chứa nước trong tầm tích tuổi Pleistocen sớm - giữa. Tầng chứa nước lỗ hỏng trong trầm tích tuổi Pleistocen giữa - muộn có phân bố mặn nhạt khá phức tạp, bề dày thay đổi từ 40 – 160m. Độ sâu mái của tầng chứa nước trong trầm tích tuổi Pleistocen sớm - giữa nông dần từ phía tây bắc đảo đến phía đông nam đảo. Bước đầu đã xác định sáu đới tiềm năng chứa nước trên đảo Phú Qúy, trong đó đới 2 có tiềm năng chứa nước dưới đất lớn nhất. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến caá khu vực giao nhau giữa các đới, là nơi có tiềm năng nước dưới đất rất lớn. Chúng vừa có khả năng bổ sung nước cho nhau, vừa có khả năng thu nước từ nhiều hướng khác nhau. Việc nghiên cứu và xác định các đới đập vỡ kiến tạo và hai tầng chứa nước trong trầm tích tuổi Pleistocen giữa - muộn và trầm tích tuổi Pleistocen sớm - giữa đóng vai trò quan trọng trong tìm tiếm, khai thác và bảo vệ nước dưới đất trên đảo Phú Qúy
127
82/1999/HĐ-KHCN
Bước đầu xác định đối tượng sâu bệnh hại cây thanh long và một số biện pháp phòng trừ đặc biệt là ruồi đục trái và bệnh thối thân, thối cành thanh long.
Khoa học kỹ thuật
Chi cục Thuỷ lợi Bình Thuận
Trần Hữu Thái + Nguyễn Vĩnh Phúc
04/1999
4/1/1999 11:21:37 AM
07/2001
7/1/2001 11:21:37 AM
- Bước đầu kết luận qua 10 đợt theo dõi với 1500 quả thanh long các loại theo dõi trong phòng thí nghiệm chưa phát hiện thấy ruồi đục quả; đã xác định được 7 loại ruồi đục trái xuất hiện trong vườn thanh long. Đã xác định được nguyên nhân gây bệnh cho thanh long gồm 1 loại vi khuẩn (Pseudomonas sp) và 7 loại nấm gây hại thân thanh long. Khảo nghiệm một số loại thuốc trì bệnh trên thanh long bước đầu cho kết quả khả quan.
117
09/2006HĐ-KHCN
Ứng dụng công nghệ sinh học nghiên cứu rút ngắn thời gian sản xuất nước mắm bằng Enzyme Protease từ vi sinh vật
Khoa học kỹ thuật
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận
Nguyễn Hoàng Nhân
10/2007
10/20/2007 10:56:38 AM
10/2009
10/20/2009 10:56:38 AM
Sử dụng Enzyme Protease từ vi sinh vật rút ngắn thời gian sản xuất nước mắm. Mục tiêu cụ thể: - Rút ngắn thời gian sản xuất nước mắm xuống còn 3-6 tháng. - Nước mắm sản xuất bằng Enzyme Protease từ vi sinh vật có chất lượng tương đương với nước mắm sản xuất bằng phương pháp cổ truyền. - Tạo quy trình mới về sản xuất nước mắm bằng Enzyme Protease từ vi sinh vật.
Việc bổ sung Enzyme Protease từ vi sinh vật trong sản xuất nước mắm nhằm cải tiến công nghệ sản xuất nước mắm cổ truyền đã có kết quả tương đối khả quan. Kết quả thực nghiệm cho thấy tốc độ thủy phân thịt cá tăng nhanh, từ đây có thể rút ngắn được thời gian sản xuất nước mắm theo yêu cầu của đề cương. Cụ thể như sau: - Rút ngắn thời gian sản xuất nước mắm xuống còn 3-6 tháng. - Nước mắm sản xuất bằng Enzyme Protease từ vi sinh vật có chất lượng tương đương với nước mắm sản xuất bằng phương pháp cổ truyền. - Tạo quy trình mới về sản xuất nước mắm bằng Enzyme Protease từ vi sinh vật.
114
06.01.2004
Phát triển ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS tỉnh Bình Thuận năm 2004
Khoa học kỹ thuật
Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận
KS.Trần Văn Chót
06/2004
6/11/2004 4:56:31 PM
03/2008
3/11/2008 4:56:31 PM
Phát triển ứng dụng hệ thống thông tin GIS tỉnh Bình Thuận 2004 đã thiết lập được cơ sở dữ liệu cơ bản và thông tin thuộc tính của chuyên đề “Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ quản lý và khai thác hệ thống các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Bình Thuận”. Đã đào tạo 1 lớp cơ bản về GIS, 1 lớp nâng cao lập trình GIS trên Arcview 3.2, thiết lập chuyển đổi dữ liệu từ bản đồ giấy (địa hình 1/10.000) vào hệ thống máy tính thông qua các công cụ GIS. Đối với chương trình Bình Thuận CERWASS-GIS là sản phẩm bước đầu của đề tài nhằm phục vụ công tác quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Bình Thuận. Việc áp dụng hệ thống GIS sẽ cho phép quản lý hệ thống cấp nước một cách tổng thể và đồng bộ; nâng cao năng lực quản lý. Giảm thiểu thất thoát và duy trì được tính ổn định của toàn hệ thống.
Hệ thống này là một hệ thống mở, có thể thương thích với các chương trình khác. Để cho chương trình được hoàn chính phục vụ thiết thực cho công tác quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn, chương trình còn phải tiếp tục được thực hiện trong đó chủ yếu là xây dựng tích hợp toàn bộ dữ liệu đầy đủ của 27 hệ thống cấp nước sinh hoạt và những hệ thống nước được đầu tư và hình thành trong thời gian tới cũng như nâng cấp chương trình GIS để đáp ứng các yêu cầu phát sinh.
97
01.02.1996
Đánh giá trình độ công nghệ sản xuất công nghiệp tỉnh Bình Thuận.
Khoa học kỹ thuật
Sở Công thương
CN.Đinh Thị Thúy Oanh.
06/1996
6/4/1996 2:32:10 PM
04/1997
4/4/1997 2:32:10 PM
Đánh giá sơ bộ trình độ công nghệ sản xuất công nghiệp của 23 doanh nghiệp tiêu biểu đã mang lại một số tác dụng tích cực: minh họa được thực trạng của các xí nghiệp thông qua các chỉ tiêu của 4 nhóm. Thấy được các điểm mạnh và yếu của phần cứng và phần mềm đối với từng cơ sở trong các yếu tố sản xuất của công nghệ. Xác định được giá trị đầu tư của doanh nghiệp thông qua đánh giá mức hao mòn hữu tình (h) và hệ số hao mòn vô hình (K) giúp chúng ta nhận rõ tiềm năng thực của công tác sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong những năm đến. Cung cấp một số số liệu làm căn cứ sọan thảo chiến lược phát triển và xây dựng các dự án đầu tư. Đề xuất giải pháp nâng cao trình độ công nghệ sản xuất đối với mỗi doanh nghiệp.
Giúp ngành dự đoán trình độ công nghệ sản xuất chung của ngành mình và thông qua đó định ra chiến lược công nghệ và các biện pháp nâng cao trình độ công nghệ sản xuất công nghiệp chung của ngành trong mối quan hệ chặt chẽ với trình độ công nghệ sản xuất công nghiệp tỉnh và trong cả nước vào giai đoạn tới.
Nhìn chung trình độ công nghệ của 23 doanh nghiệp SXCN trên địa bàn tỉnh đưa đánh giá, theo quan điểm công nghệ thích hợp thì hầu hết trong 23 doanh nghiệp đánh giá là có công nghệ thích hợp so với yêu cầu và điều kiện cụ thể của sản xuất và đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, mức thích hợp này khác nhau giữa các doanh nghiệp và của các loại sản phẩm. Các doanh nghiệp này có thể tồn tại và phát triển ở giai đoạn trước mắt. Vấn đề tồn tại ở mức nào thì còn do sức cạnh tranh của các sản phẩm của doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp phải tự theo dõi so sánh để có kết luận cho riêng mình. Luôn hướng ra thị trường, thiết lập các phương án tối ưu cho các đầu ra với giá trị gia tăng cao và chọn cơ cấu các yếu tố đầu vào sao cho chi phí thấp nhất. Bằng các giải pháp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm thông qua đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý là bí quyết thành công có tính phổ biến, nên được được coi trọng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Records per page:
1
|
2
|
3
Records: 1 - 10 of 25 - Pages: