Tiềm kiếm đề tài:
Mã:  Tên:  Lĩnh vực: 
Chủ nhiệm:  Cơ Quan chủ quản:   Cơ Quan chủ trì: 
Năm thực hiện:  Trạng thái: 
DANH SÁCH DỰ ÁN KHOA HỌC
 
 
Lĩnh vực
AreaName
 
 
ID
Dự án
Lĩnh vực
Cơ quan chủ trì
Chủ nhiệm đề tài
Từ ngày
Đến ngày
Từ ngày
Đến ngày
Nghiệm thu
Mục tiêu
Kết quả
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lĩnh vực: Khoa học XH&NV (Displaying 10 of 19 records - This group is continued on the next page)
 
149
01.05.2009
Đánh giá hiệu quả ứng dụng của các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, giai đoạn 1998-2008.
Khoa học XH&NV
Phòng Quản lý Khoa học - Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận
Trần Thị Lin
06/2009
6/7/2009 4:25:39 PM
01/2011
1/7/2011 4:25:39 PM
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 6pt 0cm; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 13pt">1- Đánh giá hiệu quả ứng dụng kết quả của các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh đã được nghiệm thu từ năm 1998 đến năm 2008;<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 6pt 0cm; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 13pt">2- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu triển khai, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận trong thời gian tới;<o:p></o:p></SPAN></P><SPAN style="FONT-SIZE: 13pt; FONT-FAMILY: 'Times New Roman'; mso-fareast-font-family: 'Times New Roman'; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA">3- Xây dựng phần mềm quản lý các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học.</SPAN>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 13pt">1.1. Trong 111/130 đề tài được đưa vào đánh giá; có 3 đề tài đạt hiệu quả ứng dụng xuất sắc (2,7%), 26 đề tài có hiệu quả ứng dụng khá (23,42%), 40 đề tài có hiệu quả ứng dụng trung bình (36,04%) và 42 đề tài không có hiệu quả khi đưa vào ứng dụng (37,84%). Trong đó; lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn và lĩnh vực khoa học nông nghiệp có số lượng đề tài, dự án đạt hiệu quả ứng dụng từ mức khá trở lên chiếm tỷ lệ khá (tương ứng là 42,85% và 35,42%).<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p></SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 13pt">1.2. Trong 5 lĩnh vực nghiên cứu được đánh giá hiệu quả ứng dụng tại đầu ra: Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học y dược đạt trung bình (HQ<SUB>2</SUB>=0,55), khoa học nông nghiệp đạt trung bình (HQ<SUB>2</SUB>=0,53), khoa học kỹ thuật và công nghệ đạt hiệu quả kém (HQ<SUB>2</SUB>=0,45); riêng nhóm đề tài thuộc lĩnh vực CNTT và GIS có hiệu quả ứng dụng rất kém (HQ2= 0.32).<o:p></o:p></SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 13pt">1.3. Hiệu quả ứng dụng chung của các các đề tài, dự án NCKH được nghiệm thu trong 10 năm qua từ năm 1998-2008 của tỉnh đạt mức trung bình là 0,53. Nếu so với thực tiễn của hoạt động nghiên cứu khoa học ở các nước trên thế giới đã được tổ chức UNESCO công bố tỷ suất thành công trong nghiên cứu cơ bản là 25%, nghiên cứu ứng dụng là 40%, triển khai thực nghiệm là 65% (<I style="mso-bidi-font-style: normal">Vũ Cao Đàm; Đánh giá Nghiên cứu khoa học – Nhà xuất bản Khoa học và và Kỹ thuật- 2007</I>) thì hiệu quả ứng dụng của các đề tài, dự án NCKH của tỉnh là có thể chấp nhận được.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 13pt">1.4. Việc chọn phương pháp tiếp cận để thiết kế nội dung nghiên cứu, điều tra, đánh giá là một nhiệm vụ khó khăn đối với nhóm thực hiện đề tài vì yêu cầu phải lượng hóa được kết quả đánh giá. Bên cạnh sự hạn chế về năng lực nghiên cứu của CNĐT; quá trình quản lý và tổ chức thực hiện và chuyển giao KQNC các đề tài, dự án chưa có quy định ràng buộc các đề tài, dự án có chế độ báo cáo, thống kê định kỳ về kết quả triển khai ứng dụng tại các tổ chức và địa bàn ứng dụng; việc giám sát theo dõi không thường xuyên nên trong một số đề tài, dự án; việc cung cấp, thu thập thông tin cũng gặp khó khăn, hạn chế. <o:p></o:p></SPAN></P>
<P style="TEXT-INDENT: 36pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 13pt">1.5. Tuy vẫn còn một số tồn tại và hạn chế, nhưng kết quả bước đầu của đề tài sẽ góp phần làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả của các đề tài nghiên cứu – triển khai; đồng thời cũng giúp cho cơ quan quản lý KH&CN có những định hướng đổi mới nội dung và phương pháp xây dựng kế hoạch NCTK trong thời gian tới; cải tiến cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án; hạn chế đầu tư vào những đề tài, lĩnh vực nghiên cứu ít mang lại hiệu quả và ít có tính khả thi trong việc ứng dụng KQNC vào sản xuất và đời sống.<o:p></o:p></SPAN></P>
113
12.05.2006
Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đảo Phú Qúy phục vụ phát triển du lịch
Khoa học XH&NV
Bảo Tàng Bình Thuận
Ths.Nguyễn Xuân Lý
10/2005
10/11/2005 8:29:21 AM
03/2007
3/11/2007 8:29:21 AM
10/2005
10/1/2005 12:00:00 AM
03/2007
3/1/2007 12:00:00 AM
07/2007
7/27/2007 12:00:00 AM
Di sản văn hóa ở đảo Phú Qúy bao gồm hệ thống di tích lịch sử văn hóa với hai loại hình: vật thể và phi vật thể, hình thành tồn tại và phát triển theo sự phát triển chung của đảo. Qua nhiều thời kỳ và mang tính bản địa lâu đời như sợi chỉ xuyên suốt tiến trình tự cư của nhân dân. Cùng với danh lam thắng cảnh tự nhiên tạo ra những giá trị lịch sử - văn hóa, góp phần làm nên sản phẩm và giá trị tinh thần và bản sắc văn hóa đặc trưng của đảo Phú Qúy. Phú Qúy đã có đến 28 di tích kiến trúc quan trọng có niêm đại sớm, từ khi người Chăm cư trú ở đây, đến những nhóm cư dân Việt đầu tiên di cư đến đảo đều lưu lại dấu ấn đặc sắc của kiến trúc.
Di sản văn hóa đảo Phú Qúy bao gồm các công trình kiến trúc nghệ thuật và những sản phẩm văn hóa khác do nhiều thế hệ nối tiếp nhau sáng tạo và bồi đắp nên. Trên nền tảng của hệ thống di sản văn hóa ở đảo Phú Qúy, cần thiết phải được kiểm kê, phân loại và đánh giá một cách chính xác về mọi mặt, từ giá trị kiến trúc đến giá trị văn hóa trên nền khoa học. Trong tiến trình xây dựng phát triển đảo trước đây, cũng như hiện nay thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thì du lịch phải được bắt đầu bằng những tài sản có sẵn và chính yếu vẫn là hệ thống di sản văn hóa bên cạnh là di sản thiên nhiên.
Nghiên cứu di sản văn hóa đảo Phú Qúy phục vụ nhu cầu du lịch trong giai đoạn hiện nay là việc làm cần thiết. Bởi vì, Phú Qúy trước hết được xác định là một đảo tiền tiêu của tỉnh Bình Thuận, có vị trí chiến lược quan trọng. 
112
02.05.2005
Chất lượng hệ thống chính trị ở các xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao tỉnh Bình Thuận - Thực trạng và giải pháp.
Khoa học XH&NV
Trường Chính trị Bình Thuận
Ths.Bùi Tấn Hưng.
03/2005
3/11/2005 8:24:59 AM
03/2006
3/11/2006 8:24:59 AM
03/2005
3/1/2005 12:00:00 AM
03/2006
3/1/2006 12:00:00 AM
11/2000
11/28/2000 12:00:00 AM
Trên cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng về tổ chức và hoạt động của HTCT, đồng thời đề ra các nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng HTCT của 11 xã.
Kết quả đề tài sẽ là luận cứ khoa học giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh đề ra chủ trương, chính sách, các huyện, các xã vùng cao và các cấp, các ngành liên quan vận dụng thực hiện tốt chính sách dân tộc, phát huy thế mạnh tiềm năng để páht triển kinh tế - xã hội đối với các xã dân tộc, miền núi của tỉnh nhà. Trường Chính Trị và các ban, ngành liên quan có cơ sở khoa học để phối hợp tham mưu xây dựng nội dung chương trình, cải tiến phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho các xã này phù hợp, sát thực tế và hiệu quả. Từ kết quả này sẽ giúp cho tổ chức bộ máy HTCT các xã vùng cao từng bước vững mạnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở địa phương.
111
10.05.2005
Nhận diện sự suy thoái trong đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng bộ Bình Thuận qua những năm đổi mới và phương hướng giải pháp khắc phục nhằm nâng cao sức chiến đấu và vai trò của Đảng trong thời gian sắp đến
Khoa học XH&NV
Uỷ Ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Bình Thuận
CN.Nguyễn Văn Cõi
08/2004
8/11/2004 8:07:53 AM
08/2005
8/11/2005 8:07:53 AM
08/2004
8/1/2004 12:00:00 AM
08/2005
8/1/2005 12:00:00 AM
Hơn mười năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng bộ tỉnh, các cấp ủy đảng trong tỉnh tập trung sức lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn đảng, nhận diện và khắc phục sự suy thoái trong đảng theo tinh thần hội nghị TW3 khóa VII, hội nghị TW 6 (lần 2) khóa VIII, kết luận hội nghị TW4 khóa IX đã tạo những chuyển biến toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 2004 đạt 13,02% và 6 tháng đầu năm 2005 là 13,56%. Đời sống của nhân dân được cải thiện, dân chủ XHCN được phát huy, quốc phòng an ninh được ổn định. Đặc biệt công tác xây dựng đảng có những chuyển biến tích cực.
Quán triệt các chỉ thị nghị quyết, các quy định của TW và của tỉnh, hệ thống tổ chức cơ sở đảng thuộc các loại hình được sắp xếp, củng cố và kiện toàn chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức đựơc xác định rõ. Tinh thần đoàn kết thống nhất trong nội bộ các cấp ủy, từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên được củng cố và giữ vững.
Nhìn chung kết quả cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn đảng đã tạo sự chuyển biến nó tác dụng về nhận diện, phòng ngừa làm hạn chế sự suy thoái trong đảng bộ, làm lành mạnh hơn quan hệ trong nội bộ đảng, nhà nước và trong xã hội.
110
04.05.2004
Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nghề gốm gọ của đồng bào Chăm làng Trì Đức – xã Phan Hiệp - huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận.
Khoa học XH&NV
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM
TS.Thành Phần
07/2004
7/7/2004 10:33:07 AM
07/2005
7/7/2005 10:33:07 AM
07/2004
7/1/2004 12:00:00 AM
07/2005
7/1/2005 12:00:00 AM
04/2006
4/21/2006 12:00:00 AM
- Làng gốm Trì Đức là một thực thể sống động. Đó là một làng nghề thủ công truyền thống còn tồn tại cho đến ngày nay, có thể nói tương xứng như một di sản văn hóa. Bảo tồn và phát triển làng gốm truyền thống là phương án phát triển những giá trị văn hóa tộc người, tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế nông thôn của người Chăm nói chung và làng Trì Đức nói riêng. Sản phẩm gốm Trì Đức rất đa dạng, có các loại sau: 
-  Sản phẩm truyền thống và công dụng: các sản phẩm này là hỏa lò, nồi, trã, chậu, khương….
-    Sản phẩm hiện đại và công dụng: khuôn nấu vàng, bình hoa.
- Gốm Trì Đức tuy mẫu mã chưa phong phú nhưng nó vẫn thể hiện nét tiêu biểu của văn hóa Chăm. Các sản phẩm được tiêu thụ không những trong cộng đồng người Chăm mà còn phân phối ra ngoài cộng đồng. Về tiềm năng bảo tồn và phát triển nghề gốm của đồng bào Chăm làng Trì Đức là phát triển kỹ thuật chế tác truyền thống, tiềm năng sáng tạo của con người và tiềm năng phát triển sản phẩm. 
109
07.05.2004
Nghiên cứu, biên soạn tài liệu địa lý tỉnh Bình Thuận phục vụ giảng dạy môn địa lý địa phương cho học sinh lớp 9 và 12 PTTH.
Khoa học XH&NV
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận
CN.Ngô Minh Chính
07/2004
7/7/2004 10:28:48 AM
07/2005
7/7/2005 10:28:48 AM
Đề tài nghiên cứu “Địa lý Bình Thuận – tài liệu phục vụ giảng dạy chương trình địa lý địa phương cho học sinh lớp 9 và lớp 12 phổ thông trong tỉnh” hoàn thành là kết quả của quá trình lao động nghiêm túc, công phu và khoa họccủa tập thể cán bộ nghiên cứu và giảng dạy dưới sự chủ trì của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và sự phối hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo. Nội dung biên soạn được chọn lọc, khái quát những vấn đề cơ bản, tương đối toàn diện về tự nhiên – xã hội và kinh tế của tỉnh nhà. Giúp cho giáo viên có tài liệu nghiên cứu để giảng dạy môn địa lý địa phương cho học sinh cuối cấp của THCS và THPT, tạo điều kiện cho học sinh phổ cập những kiến thức cần thiết về tự nhiên, xã hội và kinh tế, góp phần xây dựng quê hương sau này.
Tài liệu “Địa lý Bình Thuận” có thể được sử dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng khác nhau như cán bộ, sinh viên, nhân dân có nhu cầu tìm hiểu nghiên cứu về Bình Thuận. Tuy nhiên, đây là tài liệu nghiên cứu, nhằm bổ trợ cho việc giảng dạy. Vì vậy, quá trình giảng dạy giáo viên cần cập nhật thêm những thông tin, tư liệu mới được tỉnh công bố hàng năm cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
108
03.05.2000
Sưu tầm, phiên dịch, nghiên cứu di sản Hán Nôm trong các di tích lịch sử, văn hóa tỉnh Bình Thuận.
Khoa học XH&NV
Bảo Tàng Bình Thuận
Ths.Nguyễn Xuân Lý
10/2000
10/7/2000 10:19:14 AM
12/2001
12/7/2001 10:19:14 AM
Di sản Hán Nôm trong các di tích ở Bình Thuận gồm nhiều thể loại, chủ yếu là câu đối, hoành phi, sắc thần, văn bia, văn tế và xà gồ.
- Câu đối là những câu văn đi đôi với nhau, là kết tinh của phú. Hình thức được quy định chặt chẽ về luật âm dương, bằng trắc.
- Hoành phi là một thể loại thường áp dụng lối đoạn chương thủ nghĩa, có nghĩa là cắt lấy một câu ở trong toàn chương, chỉ cốt cho đúng với cái nghĩa mình nói.
- Văn bia là dạng khắc nhưng được khắc trên đá.
- Văn tế còn gọi là văn cúng, văn khẩn. Văn tế còn thể hiện tín ngưỡng, ngôn ngữ và truyền thống tại địa phương.
- Xà cò là bộ phận quan trọng nhất về mặt ý nghĩa trong kiến trúc di tích. Đây là một dạng văn khắc Hán Nôm khá đặc biệt trong các di tích.
- Sắc thần là một loại văn bản hành chính của triều đình, đó là giấy vua ban cho một hay nhiều người hoặc cho một cấp đơn vị hành chính để chỉ bảo điều gì đó.
- Bình Thuận có nhiều dân tộc sinh sống như: Kinh, Chăm, K’ho, Churu, Raglay. Vậy nét đặc sắc ở đây là đan xen văn hoá của các dân tộc với nhau. Trong toàn tỉnh Bình Thuận, mật độ di tích ở Phan Thiết khá dày đặc so với các huyện khác. Phan Thiết có 10 di tích gồm: đình Đức Thắng, đình Đức Nghĩa, đình Lạc Đạo, đình vạn Thủy Tú, đình Tú Luông, chùa Phật Quang, chùa Liên Trì, chùa Ông, chùa bà Đức Sanh và nhóm di tích gồm nhà thờ và khu lăng mộ Nguyễn Thông. Và 22 di tích còn lại chủ yếu là các huyện: Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Bắc Bình, Tuy Phong và đảo Phú Quý. Trong 32 di tích đã tìm được, số lượng di sản Hán Nôm đáng kể gồm: 541 câu đối, 327 hoành phi, 240 sắc thần, 126 bài văn tế, 9 bài văn bia, 30 bảng gỗ công đức, 17 xà cò, 20 đại hồng chung, 158 đơn vị công hành chính, 4 tập hương ước, 118 tấm mộc bản và 6 đơn vị các tài liệu khác. Như vậy, di sản Hán Nôm ở Bình Thuận nhiều nhất vẫn là câu đối, kế đến là sắc thần.
107
06.05.2002
Điều tra khảo sát thực trạng, đề ra các giải pháp xây dựng mô hình hệ thống chính trị ở địa bàn thôn, khu phố tỉnh Bình Thuận.
Khoa học XH&NV
Ban Dân vận Tỉnh uỷ Bình Thuận
CN.Nguyễn Miên Tâm
06/2002
6/7/2002 10:09:33 AM
06/2003
6/7/2003 10:09:33 AM
- Kết quả trưng cầu ý kiến của 906 người (chủ yếu đại diện của 96 hộ và 232 cán bộ chủ chốt của Đảng, HĐND,UBND,UBMTTQ 5 huyện, thành phố và 55 xã, phường, thị trấn. Điều tra xã hội 803 hộ ở 8 thôn, khu phố, tổ chức khảo sát hệ thống chính trị ở 212 thôn, khu phố.
- Kết quả đề tài nhằm giúp cho cấp ủy Đảng lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn và địa bàn thôn, khu phố trong tỉnh. Là nhiệm vụ chiến lược của Đảng, yêu cầu bức xúc và không chỉ là cơ sở mà điều quan trọng có tính quyết định trong công tác nắm dân và vận động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ và phong trào hành động cách mạng. Góp phần thiết thực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể ở cơ sở và địa bàn thôn, khu phố. Giúp Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các cấp có cơ sở nghiên cứu vận dụng thực hiện vào lĩnh vực công tác của mình trong thời gian đến.
105
03.05.2003
Nghiên cứu vai trò của người phụ nữ dân tộc thiểu số trong qúa trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Thuận.
Khoa học XH&NV
TRung tâm Nghiên cứu giới và gia đình Tp.HCM
Ths.Nguyễn Thị Hòa.
05/2003
5/7/2003 10:05:23 AM
11/2004
11/7/2004 10:05:23 AM
4.1 Vai trò của phụ nữ trong gia đình, trong sản xuất và sinh hoạt cộng đồng
Trong các hộ gia đình người Raglai ở Phan Điền, Hàm Cần và người Cơho ở La Dạ cho đến nay các công việc gia đình vẫn mang tính chất giới rõ rệt và phần lớn do người phụ nữ đảm nhiệm. Trong khi đó việc thể hiện các vai trò xã hội, cộng đồng của phụ nữ qua mức độ tham gia sản xuất và sinh hoạt cộng đồng của phụ nữ luôn thấp hơn nam giới. nếu hiểu mức độ tham gia của phụ nữ trong các sinh hoạt cộng đồng là nhân tố quan trọng của sự phát triển và là biểu hiện của sự thụ hưởng giới thì trong trường hợp này vai trò quan trọng không thuộc về người phụ nữ.
4.2 Tác động của các chính sách đến quá trình phát triển cộng đồng - mức độ tham gia và thụ hưởng của phụ nữ
- Các chính sách dân tộc của tỉnh Bình Thuận như: chính sách định canh định cư, chương trình 327, chương trình 135, chương trình xóa đói giảm nghèo, các chính sách phát triển giáo dục, y tế và chương trình phát triển toàn diện dân sinh kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2005. Đây là những chính sách đã mang lại sự thay đổi rất rõ rệt giúp cải thiện mức sống của đồng bào dân tộc và hiện đại hóa bộ mặt bản làng Phan Điền, Hàm Cần và La Dạ trong thời gian gần đây.
- Trong quá trình tham gia thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, nhiều tấm gương phụ nữ làm ăn giỏi đã xuất hiện ở Phan Điền, Hàm Cần và La Dạ. Tất cả các hộ gia đình, các thành viên trong xã hội trong các cộng đồng Phan Điền, Hàm Cần và La Dạ đều có cơ hội tiếp cận các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng phụ nữ có thể nắm bắt được nó, tận dụng được nó để trở thành những tấm gương làm ăn giỏi chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
- Với những phụ nữ này, hướng phát triển cũng còn chưa rõ ràng vì quá nhiều bất cập. Ví dụ những khó khăn liên quan đến trình độ văn hóa, hoàn cảnh gia đình, điều kiện làm việc, sự kỳ thị và định kiến của phái nam.
4.3 Các vấn đề giới, sự thay đổi quan hệ giới, các biểu hiện bất bình đẳng giới
- Người Raglai và Cơho vẫn đang sống theo chế độ mẫu hệ và tuân theo một số luật tục từ xa xưa để lại. Trong các hộ gia đình người Raglai và Cơho, người vợ vẫn là người quản lý tiền nong, tài sản, con gái vẫn có quyền chủ động trong việc tìm hiểu và bắt chồng. Gia đình cô dâu vẫn phải lo sính lễ để mua chồng cho con gái, cuộc sống sau hôn nhân vẫn là sống nhà vợ, con gái út vẫn được quyền thừa kế và thờ phụng cha mẹ.
- Trong 10 năm trở lại đây, dưới tác động của các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời do quá trình tiếp xúc, giao thoa văn hóa, tiếp biến văn hóa, các thiết chế xã hội theo chế độ mẫu hệ của người Raglai và Cơho đã có những chuyển đổi rõ ràng.
- Thông qua việc phỏng vấn 360 hộ gia đình, phỏng vấn sâu 28 hộ và quan sát một số hộ theo tình trạng hôn nhân nhận thấy quan hệ giới trong hộ gia đình tại 3 địa bàn đã có những thay đổi.
- Về mặt kinh tế: cho thấy tương quan của quan hệ vợ và chồng thì ý kiến của người chồng có sức nặng hơn trong cả hai lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Như vậy, do kinh tế phát triển người đàn ông Raglai và Cơho có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế của cộng đồng, nên địa vị của họ trong gia đình được nâng lên và thay đổi rõ rệt. Do đó thiết chế xã hội mẫu hệ cũng đang có những thay đổi cho phù hợp với vai trò người đàn ông và đàn bà trong thực tế cuộc sống hiện nay.
- Về mặt xã hội: thời gian khảo sát ở Phan Điền, Hàm Cần và La Dạ, tỷ lệ hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ ở các xã này đều rất thấp. Trong các hộ gia đình người Raglai, người Rai hoặc Cơho về mặt hình thức có vẻ như quyền hành vẫn nằm trong tay người vợ, người mẹ hoặc người con gái. Nhưng thực tế, người chồng có quyết định rất lớn trong hầu hết các công việc liên quan đến gia đình và xã hội.
- Tuy nhiên, cũng có những bất bình đẳng giới xảy ra trong các gia đình và cộng đồng người Raglai và người Cơho tại Phan Điền, Hàm Cần và La Dạ. Bất bình đẳng giới thể hiện trong tỷ lệ phụ nữ tham gia các công việc phát triển cộng đồng, trong tỷ lệ cán bộ cấp xã, cấp thôn.
- Qua quan sát hàng ngày công việc của người đàn ông tại Phan Điền, Hàm Cần và La Dạ cho thấy cương vị chủ hộ hoặc không phải là chủ hộ nhưng họ là người điều hành và quyết định chính các công việc trong gia đình. Họ cũng là lực lượng chính tham gia các hoạt động và lãnh đạo của xã, phụ nữ chỉ là lãnh đạo hội phụ nữ các cấp. Những biểu hiện bất bình đẳng giới còn thể hiện qua tư tưởng coi thường chị em trong công tác cộng đồng.
- Cho dù các chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và nhà nước ta luôn dành sự quan tâm cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc. Nhưng thực tế do định kiến giới xuất phát từ người đàn ông khiến họ phải chịu thiệt thòi và chưa thật sự phát huy được những điểm mạnh của giới mình. Để thực hiện được thì phải có những giải pháp mang tính đồng bộ xuất phát từ phía cộng đồng và những giải pháp tăng năng lực và tạo quyền cho người phụ nữ.
106
03.05.2003
Nghiên cứu vai trò của người phụ nữ dân tộc thiểu số trong qúa trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Thuận.
Khoa học XH&NV
TRung tâm Nghiên cứu giới và gia đình Tp.HCM
Ths.Nguyễn Thị Hòa.
05/2003
5/7/2003 10:05:23 AM
11/2004
11/7/2004 10:05:23 AM
4.1 Vai trò của phụ nữ trong gia đình, trong sản xuất và sinh hoạt cộng đồng
Trong các hộ gia đình người Raglai ở Phan Điền, Hàm Cần và người Cơho ở La Dạ cho đến nay các công việc gia đình vẫn mang tính chất giới rõ rệt và phần lớn do người phụ nữ đảm nhiệm. Trong khi đó việc thể hiện các vai trò xã hội, cộng đồng của phụ nữ qua mức độ tham gia sản xuất và sinh hoạt cộng đồng của phụ nữ luôn thấp hơn nam giới. nếu hiểu mức độ tham gia của phụ nữ trong các sinh hoạt cộng đồng là nhân tố quan trọng của sự phát triển và là biểu hiện của sự thụ hưởng giới thì trong trường hợp này vai trò quan trọng không thuộc về người phụ nữ.
4.2 Tác động của các chính sách đến quá trình phát triển cộng đồng - mức độ tham gia và thụ hưởng của phụ nữ
- Các chính sách dân tộc của tỉnh Bình Thuận như: chính sách định canh định cư, chương trình 327, chương trình 135, chương trình xóa đói giảm nghèo, các chính sách phát triển giáo dục, y tế và chương trình phát triển toàn diện dân sinh kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2005. Đây là những chính sách đã mang lại sự thay đổi rất rõ rệt giúp cải thiện mức sống của đồng bào dân tộc và hiện đại hóa bộ mặt bản làng Phan Điền, Hàm Cần và La Dạ trong thời gian gần đây.
- Trong quá trình tham gia thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, nhiều tấm gương phụ nữ làm ăn giỏi đã xuất hiện ở Phan Điền, Hàm Cần và La Dạ. Tất cả các hộ gia đình, các thành viên trong xã hội trong các cộng đồng Phan Điền, Hàm Cần và La Dạ đều có cơ hội tiếp cận các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng phụ nữ có thể nắm bắt được nó, tận dụng được nó để trở thành những tấm gương làm ăn giỏi chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
- Với những phụ nữ này, hướng phát triển cũng còn chưa rõ ràng vì quá nhiều bất cập. Ví dụ những khó khăn liên quan đến trình độ văn hóa, hoàn cảnh gia đình, điều kiện làm việc, sự kỳ thị và định kiến của phái nam.
4.3 Các vấn đề giới, sự thay đổi quan hệ giới, các biểu hiện bất bình đẳng giới
- Người Raglai và Cơho vẫn đang sống theo chế độ mẫu hệ và tuân theo một số luật tục từ xa xưa để lại. Trong các hộ gia đình người Raglai và Cơho, người vợ vẫn là người quản lý tiền nong, tài sản, con gái vẫn có quyền chủ động trong việc tìm hiểu và bắt chồng. Gia đình cô dâu vẫn phải lo sính lễ để mua chồng cho con gái, cuộc sống sau hôn nhân vẫn là sống nhà vợ, con gái út vẫn được quyền thừa kế và thờ phụng cha mẹ.
- Trong 10 năm trở lại đây, dưới tác động của các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời do quá trình tiếp xúc, giao thoa văn hóa, tiếp biến văn hóa, các thiết chế xã hội theo chế độ mẫu hệ của người Raglai và Cơho đã có những chuyển đổi rõ ràng.
- Thông qua việc phỏng vấn 360 hộ gia đình, phỏng vấn sâu 28 hộ và quan sát một số hộ theo tình trạng hôn nhân nhận thấy quan hệ giới trong hộ gia đình tại 3 địa bàn đã có những thay đổi.
- Về mặt kinh tế: cho thấy tương quan của quan hệ vợ và chồng thì ý kiến của người chồng có sức nặng hơn trong cả hai lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Như vậy, do kinh tế phát triển người đàn ông Raglai và Cơho có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế của cộng đồng, nên địa vị của họ trong gia đình được nâng lên và thay đổi rõ rệt. Do đó thiết chế xã hội mẫu hệ cũng đang có những thay đổi cho phù hợp với vai trò người đàn ông và đàn bà trong thực tế cuộc sống hiện nay.
- Về mặt xã hội: thời gian khảo sát ở Phan Điền, Hàm Cần và La Dạ, tỷ lệ hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ ở các xã này đều rất thấp. Trong các hộ gia đình người Raglai, người Rai hoặc Cơho về mặt hình thức có vẻ như quyền hành vẫn nằm trong tay người vợ, người mẹ hoặc người con gái. Nhưng thực tế, người chồng có quyết định rất lớn trong hầu hết các công việc liên quan đến gia đình và xã hội.
- Tuy nhiên, cũng có những bất bình đẳng giới xảy ra trong các gia đình và cộng đồng người Raglai và người Cơho tại Phan Điền, Hàm Cần và La Dạ. Bất bình đẳng giới thể hiện trong tỷ lệ phụ nữ tham gia các công việc phát triển cộng đồng, trong tỷ lệ cán bộ cấp xã, cấp thôn.
- Qua quan sát hàng ngày công việc của người đàn ông tại Phan Điền, Hàm Cần và La Dạ cho thấy cương vị chủ hộ hoặc không phải là chủ hộ nhưng họ là người điều hành và quyết định chính các công việc trong gia đình. Họ cũng là lực lượng chính tham gia các hoạt động và lãnh đạo của xã, phụ nữ chỉ là lãnh đạo hội phụ nữ các cấp. Những biểu hiện bất bình đẳng giới còn thể hiện qua tư tưởng coi thường chị em trong công tác cộng đồng.
- Cho dù các chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và nhà nước ta luôn dành sự quan tâm cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc. Nhưng thực tế do định kiến giới xuất phát từ người đàn ông khiến họ phải chịu thiệt thòi và chưa thật sự phát huy được những điểm mạnh của giới mình. Để thực hiện được thì phải có những giải pháp mang tính đồng bộ xuất phát từ phía cộng đồng và những giải pháp tăng năng lực và tạo quyền cho người phụ nữ.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Records per page:
1
|
2
Records: 1 - 10 of 19 - Pages: